Bài viết liên quan:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hàng không trong nước đứng bên bờ phá sản
- Vietnam Airlines sắp nhận tiền từ gói ‘giải cứu’ 4.000 tỷ đồng
- Vietnam Airlines lâm nguy, sự thật thế nào?
- Sản xuất của Việt Nam gặp khó khi lạm phát chi phí đầu vào tăng mạnh
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế: Không nên đấu thầu hợp pháp tiền điện tử
Máy bay cất, hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh).
Do hoạt động kinh doanh bị gián đoạn bởi những tác động từ cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 khiến doanh thu các hãng hàng không liên tục sụt giảm. Báo Nhân Dân điện tử thông tin, nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của ba hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways đã lên tới 36 nghìn tỷ đồng (riêng Vietnam Airlines 20 nghìn tỷ đồng).
Thời điểm này, doanh thu các hãng hàng không vẫn tiếp tục giảm sâu và đối diện nguy cơ cạn kiệt dòng tiền. Ba hãng hàng không nêu trên lỗ 16 nghìn tỷ đồng ở lĩnh vực hàng không; tiền nộp ngân sách cũng giảm tương ứng, trong khi năm 2019, các hãng nộp thuế, phí trực tiếp và gián tiếp hơn 20 nghìn tỷ đồng. Vì thế, các hãng rất cần sự hỗ trợ về nguồn vốn vay, cơ chế chính sách của Nhà nước để vượt qua đại dịch Covid-19.
VABA kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế tái cấp vốn 5.000 – 6.000 tỷ đồng cho các hãng hàng không khác (tương tự như Vietnam Airlines), thời hạn tái cấp vốn 12 tháng và được gia hạn tự động hai lần; vay ưu đãi gói tín dụng khoảng 25 nghìn tỷ đồng giảm lãi suất 4%, thời hạn từ 3 đến 5 năm; đồng thời cho các doanh nghiệp áp dụng mức lãi suất giảm 2% theo Nghị quyết số 84 ngày 29/5/2020 của Chính phủ,…
Đức Minh
Theo Nhân Dân