Ngay cả khi chuỗi cung ứng gặp khó khăn, Việt Nam vẫn đang là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. (Nguồn: Báo Công Thương)
Bài viết liên quan:
- Sản xuất của Việt Nam gặp khó khi lạm phát chi phí đầu vào tăng mạnh
- Việt Nam là ‘mắt xích’ không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu
- Các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu cần giải quyết khi Đông Nam Á phục hồi sản xuất
- Việt Nam đề xuất thành lập khu thương mại tự do giữa ASEAN và EAEU
- ADB điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2021
Tuy vậy, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại Hà Nội (AmCham) Adam Sitkoff đánh giá: “Ngay cả khi chuỗi cung ứng gặp khó khăn, nền kinh tế phải đóng cửa vì Covid-19, Việt Nam vẫn đang là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt tác động lớn đến tiêu dùng ở Mỹ”.
Dù Covid-19 đang cản trở Việt Nam gia tăng vai trò trong chuỗi cung ứng, ông Sitkoff vẫn nhận thấy, Việt Nam đang thu hút đầu tư, gồm cả xu hướng di dời hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc. Ông đề cao việc Việt Nam đạt hiệu suất tăng trưởng tốt nhất châu Á vào năm 2020, với mức tăng trưởng 2,9%.
Hiện AmCham đang hướng tới mục tiêu “giảm xuống mức thấp nhất có thể” tác động của chính sách chống Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh trong bối cảnh các công ty đang tìm cách đảm bảo khâu giao hàng suôn sẻ trước mùa mua sắm cuối năm.
Các nhà phân tích tại Australia & New Zealand Banking Group Ltd (ANZ) cũng có nhận định tương tự trong báo cáo công bố ngày 7/9, trong đó nêu bật triển vọng dài hạn của Việt Nam dù nhu cầu trong nước đang “giảm sâu”.
Nhà phân tích Dhiraj Nim và Khoon Goh viết trong báo cáo: “Ngoài những thách thức ngắn hạn, triển vọng kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn thuận lợi. Đại dịch đã không làm thay đổi sức hấp dẫn của nước này với tư cách là một trung tâm sản xuất. Ngoài ra, còn có nhiều dư địa để hỗ trợ chính sách nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế hơn nữa ”.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cảnh báo về rủi ro sụt giảm đối với dự báo tăng trưởng 5,2% cả năm 2021 mà ANZ dành cho Việt Nam.
Theo Việt An/baoquocte