Minh họa. Ảnh AFP
Bài viết liên quan:
- Nga kỳ vọng vào thương mại với Thái Lan sau lệnh trừng phạt của phương Tây
- IBM ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục nhờ kinh doanh điện toán đám mây
- ‘Con cưng’ của Jack Ma tiếp tục nhận đòn đau
- Ant của Alibaba có kế hoạch bán công ty bảo mật sinh trắc học EyeVerify
- Lý do khiến Mi 11 của Xiaomi chỉ trong 5 phút bán được 350.000 chiếc
Tuy nhiên, bất chấp mối quan hệ khó khăn giữa giữa hai nước, dữ liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố hôm thứ Ba cho thấy thương mại song phương giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng kỷ lục 62,7%, mức tăng cao nhất trong số các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc trong những năm gần đây. Thương mại hai chiều được báo cáo là 57,48 tỷ USD trong sáu tháng đầu năm 2021.
Xuất khẩu từ Ấn Độ sang Trung Quốc trong sáu tháng đầu năm nay đạt 14,72 tỷ USD và nhập khẩu của Ấn Độ từ Trung Quốc lên tới 42,76 tỷ USD.
Nói về lý do tại sao thương mại giữa Ấn – Trung lại tăng lên nhiều trong bối cảnh 2 quốc gia đang tiềm ẩn nhiều xung đột, nhà kinh tế, Tiến sĩ Sudhanshu Kumar cho biết: “Nếu chúng ta nhìn nhận thương mại từ quan điểm giá cả, thì lý do rất rõ ràng: ngay cả khi Ấn Độ thích các điểm đến thay thế, các mặt hàng vẫn đang được định tuyến từ Trung Quốc. Ngoài giá cả, sự sẵn có của các mặt hàng cũng là một lý do. Trung Quốc đã tăng cường sản xuất trong khi các nước khác đang sản xuất các mặt hàng với số lượng hạn chế”.
Tuy nhiên, Ấn Độ đang cố gắng tạo ra một giải pháp thay thế thông qua nhiều sáng kiến khác nhau như Khuyến khích liên kết sản xuất (PLI) theo kế hoạch Atmanirbhar Bharat (Ấn Độ tự lực) được công bố trong thời điểm đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần có thời gian để đưa ra một số kết quả cụ thể.
“Chính phủ liên bang của Ấn Độ đang nỗ lực thúc đẩy các ngành công nghiệp trong nước nhưng bạn không thể mong đợi họ cạnh tranh với một quốc gia như Trung Quốc trong một hoặc hai năm”, Kumar nói.
Cựu Giáo sư Malcolm Adiseshiah tại Đại học Jawaharlal Nehru của Delhi, nói rằng thương mại giữa hai nước đã tăng lên do Ấn Độ phụ thuộc vào Trung Quốc về nhiều nguyên liệu thô và chuỗi cung ứng của Ấn Độ được liên kết trực tiếp với Trung Quốc.
“Trung Quốc đã trở thành một nhà cung cấp toàn cầu vì họ đã làm việc không ngừng để nâng cao công nghệ. Do tiến bộ kỹ thuật, Trung Quốc có khả năng tăng sản lượng với chi phí rất thấp. Trung Quốc đang hỗ trợ các ngành công nghiệp quy mô nhỏ của mình thông qua công nghệ, tài chính và tiếp thị nhưng Ấn Độ đã không có các chương trình hỗ trợ các ngành công nghiệp quy mô nhỏ của mình, do đó bị tụt hậu ”, ông Adiseshiah nói.
Việc Ấn Độ phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc – từ nguyên liệu thô đến các thành phần quan trọng, bao gồm cả thiết bị điện – cũng là kết quả của việc Ấn Độ không tiến bộ về mặt kỹ thuật, có nghĩa là việc nghiên cứu và phát triển của nước này đã bị kìm hãm nghiêm trọng.
Ấn Độ cũng mua nguyên liệu từ Trung Quốc rẻ hơn so với các nước phát triển khác như Mỹ.
Vậy, lý do gì khiến Ấn Độ lại phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, tiến sĩ Arun Kumar cho biết: “Trung Quốc có dự trữ ngoại hối 3,3 nghìn tỷ USD do thặng dư thương mại của họ, điều đó có nghĩa là họ có tiền để đầu tư. Trong khi Ấn Độ có dự trữ ngoại hối dưới dạng dòng vốn từ các nước khác, cũng không phải vì thặng dư thương mại và thặng dư tài khoản vãng lai”.
Ông nói thêm: “Nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Ấn Độ có thể mất một lượng lớn dự trữ ngoại hối và nguồn này có thể chuyển ra khỏi đất nước trong khi Trung Quốc không hề lo sợ như vậy.
Tuy nhiên, chính phủ liên bang Ấn Độ đang nỗ lực hết sức để cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Sau khi 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đụng độ với lực lượng Trung Quốc vào tháng 6 năm 2020, Ấn Độ đã thực hiện một số biện pháp kinh tế chống lại Trung Quốc, bao gồm cấm các ứng dụng di động của các công ty công nghệ Trung Quốc, hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài và trục xuất các công ty Trung Quốc khỏi các thử nghiệm 5G.
Đức Minh
Theo Sputnik