Tìm

Các nhà khoa học nghiệt ngã cảnh báo ‘siêu núi lửa’ có thể phun trào bất cứ lúc nào

  • 28/07/2021 08:02
Ebiz - Các chuyên gia hàng đầu về núi lửa vẫn chưa tìm ra dấu hiệu cảnh báo chắc chắn nào trong số 12 ngọn núi lửa nguy hiểm nhất thế giới hay được gọi là 'siêu núi lửa' sẽ phun trào.

Các siêu núi lửa phun trào trung bình 100.000 năm một lần. Ảnh: Getty Images

Các nhà khoa học thừa nhận không có cách dễ dàng nào để dự đoán được khi nào một vụ nổ chết người sẽ phun trào.

Thực tế đáng sợ là trong khi 12 siêu núi lửa trên thế giới chỉ phun ra tro bụi và magma mỗi 100.000 năm một lần, không có dấu hiệu cảnh báo nào được thống nhất để giúp chúng ta chuẩn bị cho sự kiện tiếp theo.

Dẫn chứng cho thấy,.một kỷ băng hà được kích hoạt bởi siêu núi lửa Toba của Indonesia cách ngày nay 74.000 năm khi nó thổi bay một lượng tro bụi, magma khổng lồ và gần như xóa sổ loài người.

Các chuyên gia cho biết siêu núi lửa được xác định bằng cách có ít nhất một vụ phun trào mạnh 8 độ richter theo Chỉ số phun trào núi lửa (VEI), bao gồm cả Yellowstone ở Mỹ.

Tạp chí Nature Reviews Earth and Environment, một nhóm các nhà khoa học đã cảnh báo hôm thứ Ba rằng việc cố gắng dự đoán các vụ phun trào của siêu núi lửa là vô cùng khó khăn, Express.co.uk đưa tin.

Các vụ phun trào có cường độ 8 độ richter trở lên giải phóng hơn 1.000 km khối vật chất, đủ để có thể phá vỡ khí hậu trong nhiều thập kỷ tới.

Một đám tro bốc lên từ núi lửa Kilauea trên đảo lớn của Hawaii vào ngày 15 tháng 5 năm 2018. Ảnh: Getty

Trong ba vụ phun trào lớn của Yellowstone (Mỹ) từ 2,1 triệu đến 640.000 năm trước, núi lửa đã giải phóng lượng tro bụi đủ để bao phủ phần lớn phía tây của Bắc Mỹ.

Theo đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ George Cooper từ Trường Khoa học Trái đất và Môi trường thuộc Đại học Cardiff, các nhà địa chất cần hiểu thế nào là “bình thường” đối với những núi lửa này để chúng ta chuẩn bị tốt hơn khi chúng bắt đầu có những dấu hiệu hoạt động bất thường.

Chia sẻ với Express.co.uk, ông nói: “Một hệ thống siêu núi khác mà chúng ta thấy những đợt bất ổn không phun trào này là Núi lửa Taupo, New Zealand.

“Công trình gần đây sử dụng các vị trí và mô hình của động đất và biến dạng mặt đất đã cho phép các nhà khoa học suy ra vị trí hiện tại của hồ chứa magma chứa đá nóng chảy.

“Magma mới cấp vào hồ chứa đã dẫn đến nứt đá xung quanh (gây ra động đất). Do đó, cần tiến hành giám sát cẩn thận các hệ thống này để hiểu rõ hơn về các quá trình xảy ra ở độ sâu bên dưới núi lửa.

“Chúng tôi càng giám sát các hệ thống này, càng dễ dàng giáo dục công chúng về tình hình ‘bình thường’ là như thế nào”.

Các nhà khoa học không thừa nhận về những dấu hiệu cho một siêu núi lửa sẽ phun trào. Ảnh: Getty

Hiểu rõ hơn về cách các hệ thống này hoạt động để có thể thúc đẩy các hoạt động cảnh báo trong tương lai đối với con người nhằm giúp có thể cứu sống chúng ta.

Rất may, không có lý do gì để tin rằng một vụ phun trào siêu núi lửa đang chực chờ xảy ra ngay gần đó.

Các nhà khoa học hiện đang hàng ngày chiến đấu với các thông tin sai lệch việc có nhiều tuyên bố về một thảm họa sắp xẩy ra, trong đó có núi lửa Yellowstone.

“Vấn đề là những núi lửa silic lớn này thường trải qua thời kỳ bất ổn, bao gồm địa chấn tăng cao, biến dạng mặt đất và khí thải. Điều chúng tôi nhấn mạnh trong bản thảo là không có một bộ điều kiện cụ thể nào khiến một vụ phun trào trở nên lớn như vậy”, Tiến sĩ Cooper nói

Khuất Nguyên