Tuy nhiên, trước những tác động sâu rộng của đại dịch, thế giới lại chứng kiến nhiều mô hình phát triển được đưa ra để thích ứng như phát triển kinh tế xanh hay phát triển kinh tế số, các mô hình này được được nhiều quốc gia áp dụng nhằm hướng tới sự phát triển bền vững hơn.
Bài viết liên quan:
- Đề xuất giảm 1.000 tỷ đồng đối với 30 khoản phí, lệ phí từ 1/7
- Alibaba có thể bị phạt tới 1 tỷ USD vì kinh doanh độc quyền
- Lợi nhuận quý II của IBM vượt dự báo khi mảng kinh doanh điện toán đám mây tăng mạnh
- IMF: Nền kinh tế thế giới đã bước vào suy thoái do đại dịch Covid-19
- Sản xuất của Việt Nam gặp khó khi lạm phát chi phí đầu vào tăng mạnh
Livestream bán hàng online trở thành xu hướng phổ biến trong đại dịch COVID-19. (Ảnh: Getty)
Có thể nói đại dịch COVID-19 đã khiến quá trình chuyển đổi số thêm phền tăng tốc và mạnh mẽ hơn, các công nghệ không chạm đạt những bước phát triển vượt bậc, ứng dụng công nghệ số mọi mặt đời sống xã hội được đẩy mạnh, các mô hình chính phủ điện tử, liên kết trực tuyến toàn cầu trở thành xu hướng tất yếu.
Chuyển đổi số là khái niệm được đánh giá sẽ không tách rời trong mô hình phát triển bền vững hậu COVID-19. Số hóa đã hiện diện trong nhiều mặt của đời sống ngay từ trước dịch, từ công việc kinh doanh hàng ngày của các tiểu thương, đến chiến lược quản trị của doanh nghiệp, hay cả các chính phủ. COVID-19 được xem giống như một sự việc vô hình chung tạo tác động trực tiếp, đưa khái niệm số hóa trở nên gần gũi, thiết thực và thực tiễn hơn.
Tại một khu chợ truyền thống ở Indonesia, ngồi bên cạnh thùng rau củ quả của mình, ông Endih tập làm quen với công việc mới, đó là kiểm tra đơn đặt hàng online trên điện thoại.
Kể từ khi phong tỏa, hoạt động kinh doanh của ông giảm ít nhất 60%, nhưng hiện nếu không thích nghi với bán hàng trực tuyến thì sẽ không có doanh thu.
Tại Thủ đô Jakarta, giới chức tại đây đã thiết lập một trang web để giúp các nhà bán lẻ nhỏ như ông Endih bán trực tuyến mùa dịch.
COVID-19 đã khiến những người bán rau ở chợ cũng phải số hóa, trở thành một phần của nền kinh tế số.
Những biện pháp phong tỏa, hạn chế đã trở thành cú hích cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên không gian mạng. Thương mại điện tử lên ngôi, thanh toán không tiền mặt ngày càng phổ cập. Thống kê cho thấy tỷ trọng của thương mại điện tử trong giao thương toàn cầu đã tăng từ mức 14% của năm 2019 lên 17% của năm 2020.
COVID-19 cũng đẩy nhanh việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Làm việc từ xa từ chỗ là một phương án tình thế nay sẽ trở thành tương lai, như Microsoft vẫn sẽ cho 150.000 nhân viên làm việc tại nhà vô thời hạn kể cả khi đại dịch chấm dứt.
“Về dài hạn, rất nhiều công ty sau khi trải qua dịch bệnh sẽ nhận ra rằng làm việc từ xa là khả thi đối với rất nhiều công việc trước đây họ thực sự không nghĩ đến”, ông Brad Bell, Giáo sư ngành Quản trị nguồn nhân lực, Đại học Cornell, chia sẻ.
Ngay cả các chính phủ cũng đang tận dụng COVID-19 thúc đẩy phát triển nền kinh tế số. Tại Hy Lạp, cổng dịch vụ công trực tuyến đã được ra đời trong đại dịch, nhằm giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và người dân thời giãn cách.
“Chúng tôi đã tạo ra một điểm truy cập duy nhất mà ở đó người dân có thể tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm. Bất kỳ ý tưởng mới hoặc bất kỳ dịch vụ mới nào mà chúng tôi cung cấp cho công dân sẽ được tích hợp ở đó”, ông Kyriakos Pierrakakis, Bộ trưởng Quản trị Kỹ thuật số của Hy Lạp, cho biết.
6/10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới hiện nay là doanh nghiệp chuyên công nghệ số, dữ liệu. Với chính phủ và các doanh nghiệp, chuyển đổi nền tảng công nghệ số sẽ có cơ hội bứt phá trong giai đoạn phục hồi hậu COVID-19.
Đức Minh (T/h)