Hiện Bộ Quốc phòng Mỹ đang thảo luận với Chính phủ nhằm đưa ra quyết định có nên trừng phạt SMIC, cũng như yêu cầu các nhà cung cấp thiết bị và phần mềm của Mỹ phải có giấy phép khi bán hàng cho SMIC hay không.
Bài viết liên quan:
- Mỹ hạn chế bán chip cho Nga và Trung Quốc
- Trung Quốc cấm người dưới 18 tuổi chơi trò chơi trực tuyến hơn một giờ mỗi ngày
- Huawei hỗ trợ các đối tác Trung Quốc sản xuất chíp để cùng hồi sinh
- Trung Quốc lấy ý kiến công chúng về dự thảo quy tắc chống độc quyền
- Tencent thăm dò tính năng WeChat sau vụ kiện
SMIC là niềm hy vọng của Trung Quốc về tự chủ công nghệ bán dẫn. Ảnh: Nikkei Asian Review
Theo CNBC, quyết định cấm vận đối với SMIC sẽ là một đòn chí mạng giáng vào ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc. Bởi SMIC là công ty dẫn đầu về công nghệ điện tử của nước này, phục vụ sản xuất chip điện tử từ quân sự đến dân sự.
SMIC hiện đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn nội địa Trung Quốc.
Động thái trên là một phần trong nỗ lực tiếp tục gây sức ép của chính quyền Washington lên các công ty công nghệ Trung Quốc. Đây cũng vừa là mốc đánh dấu bước leo thang mạnh mẽ trong cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo Reteurs, hiện tại, danh sách đen của Mỹ điểm mặt hơn 275 cái tên công ty có trụ sở tại Trung Quốc.
Giới chức Washington mới đây vừa tuyên bố sẽ thắt chặt hơn các hạn chế đối với tập đoàn Huawei nhằm ngăn cản hãng viễn thông truy cập vào chip thương mại.
Một trong các hạn chế đó là ngăn Huawei mua chất bán dẫn mà không có giấy phép đặc biệt và SMIC là một trong những nhà cung cấp cho Huawei.
Khi căng thẳng giữa hai nước gia tăng, các quan chức Mỹ thúc giục các chính quyền khác trên thế giới sớm đặt ra các hạn chế đối với Huawei vì họ cho rằng công ty công nghệ này làm gián điệp, cung cấp dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, lâu nay Huawei vẫn bác bỏ cáo buộc trên.
Theo VTVnews