Tìm

Dùng chiêu bài ‘nhân quyền’, nước Anh thu về hàng chục tỷ đô la từ bán vũ khí

  • 28/06/2021 09:38
Ebiz - Một báo cáo mới được hãng tin Sputnik (Nga) thông tin một lần nữa đã chứng minh các tiêu chuẩn kép của chính phủ Anh khi nói đến hoạt động thương mại với nước ngoài, trong đó có việc thu lợi hàng chục tỷ đô la từ việc buôn bán vũ khí.

Hoạt động buôn bán vũ khí đã giúp nước Anh thu về hàng chục tỷ đô la. Ảnh AFP

Hãng tin Sputnik thông tin, trong số các nước nhận vũ khí lớn nhất của Vương quốc Anh gồm có Ả Rập Xê-út, Ai Cập và Libya – nơi các quan chức cấp cao đã bị Anh đưa vào danh sách trừng phạt vì cáo buộc vi phạm nhân quyền hoặc thương mại bị hạn chế với họ vì lý do tương tự.

Theo một phân tích được thực hiện bởi Chiến dịch chống buôn bán vũ khí (CAAT) có trụ sở tại London, từ năm 2011-2020, Vương quốc Anh đã bán hơn 20 tỷ đô la vũ khí và thiết bị quân sự cho các nước thứ ba mà chính nước này đã chỉ trích về các cáo buộc vi phạm nhân quyền, trong khi họ cũng đã bị cấm vận vũ khí và các hình thức hạn chế khác.

Các quốc gia này bao gồm Ai Cập, Libya và Ả Rập Xê-út, nằm trong danh sách 30 Quốc gia Ưu tiên Nhân quyền, do Văn phòng Đối ngoại và Khối thịnh vượng chung của Vương quốc Anh công bố vào tháng 11 năm 2020, khiến họ đủ điều kiện áp dụng chế độ trừng phạt Nhân quyền Toàn cầu (‘Magnitsky’) của Vương quốc Anh. Những biện pháp này được người Anh tuyên bố là không cần thiết để buộc “những kẻ lạm dụng” phải chịu trách nhiệm về hành động của họ và khuyến khích các chính phủ nước ngoài “đáp ứng các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của mình”.

Rõ ràng, khi nói đến hàng tỷ lợi ích thương mại và địa chính trị, chính phủ Anh cho phép mình phớt lờ những tuyên bố của chính mình. Như vậy, 21 trong số 30 quốc gia bị cáo buộc lạm dụng này đã nhận vũ khí và khí tài quân sự từ Vương quốc Anh, trong khi 58 trong số 73 quốc gia chịu sự hạn chế của cơ quan Thương mại Quốc tế (DIT) đã nhận được thiết bị quân sự từ London.

Điều đáng chú ý là lượng vũ khí do Vương quốc Anh bán không chỉ đơn giản là trang bị thiết bị phòng vệ mà còn được sử dụng tích cực ở các khu vực xung đột như Yemen, nơi liên quân do Ả Rập Xê-út dẫn đầu đã chiến đấu với phiến quân Houthi kể từ năm 2015, trong đó có hơn một nửa số máy bay quân sự được cấp phép cho Ả Rập Xê Út trên thực tế đã được sử dụng ở Yemen.

Chia sẻ với tờ The Guardian, đại diện của CAAT Andrew Smith, cho biết “Hiện tại, vũ khí do Vương quốc Anh sản xuất đang đóng một vai trò tàn phá ở Yemen và trên toàn thế giới. Việc bán vũ khí đang được thúc đẩy ngày nay có thể được sử dụng cho những hành động tàn bạo và lạm dụng trong nhiều năm tới”. Do đó, ngày càng có nhiều tổ chức như CAAT kêu gọi các nhà hoạt động Anh nên chấm dứt buôn bán vũ khí với Vương quốc Ả Rập Xê Út.

Trong một động thái mới vào mùa xuân năm nay, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã bị chỉ trích phe đối lập khi gây áp lực buộc ông phải giải thích lý do tại sao chính phủ quyết định cắt viện trợ nhân đạo cho Yemen trong khi tiếp tục bán vũ khí cho Saudi Arabia. Và vào tháng 6, cựu lãnh đạo Lao động Jeremy Corbin đã kêu gọi chính phủ Anh ngừng buôn bán vũ khí với Israel , nói rằng vũ khí của Anh đang “giết chết trẻ em ở nước ngoài”.

Trở lại vào tháng Giêng năm nay, ông Murray Jones đại diện của tổ chức Hành động về Bạo lực Vũ trang nói rằng việc bán vũ khí của Vương quốc Anh chứng minh điều mà ông gọi là “một sự thất bại có hệ thống trong việc xem xét hồ sơ nhân quyền của các quốc gia trước khi xuất khẩu vũ khí cho họ”.

Trong khi Thủ tướng Boris Johnson đã lập luận rằng Vương quốc Anh đã “nghiêm túc” tuân theo hướng dẫn quốc tế hợp nhất về bán vũ khí.

Nguyên Cát