Giá lúa mì tăng sau khi Nga tuyên bố rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung toàn cầu.
Bài viết liên quan:
- Việt Nam: Ngành bán lẻ có dấu hiệu phục hồi
- ‘Mua trước, trả sau’ trở thành phương thức thanh toán ư thích ở Đông Nam Á
- Nhật Bản, Hà Lan cùng Mỹ hạn chế xuất khẩu thiết bị chip sang Trung Quốc
- Qatar: Thị trường khí đốt sẽ không ổn định trong nhiều năm
- Goldman Sachs: Giá dầu có thể tăng trên 100 đô la trong năm nay
Giá lúa mì Chicago kỳ hạn tăng 5,99% lên mức cao nhất trong hai tuần là 8,78 USD vào thứ Hai. Giá ngô cũng tăng 2,63% lên mức cao nhất trong ba tháng ở mức 7 USD/giạ vào thứ Hai.
Hôm thứ Bảy, Moscow đã đình chỉ tham gia vào thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, với cáo buộc Kyiv tấn công Hạm đội Biển Đen của họ.
Liên hợp quốc (LHQ), Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine đã nhất trí về kế hoạch di chuyển vào ngày 31 tháng 10 cho 16 tàu trong vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào ngày 22 tháng 7, Thỗ Nhĩ Kỳ, LHQ, Nga và Ukraine đã ký một thỏa thuận nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ ba cảng ở Biển Đen của Ukraine, vốn bị tạm dừng sau khi cuộc chiến Nga-Ukraine bắt đầu vào tháng Hai.
Thỏa thuận đó đã giảm bớt áp lực lên giá lúa mì sau khi đạt đỉnh 14 USD/giạ vào tháng Ba. Tuy nhiên, sau động thái rút khỏi thỏa thuận Biển Đen của Nga đang khiến cho câu chuyện về nguồn cung lúa mì cũng như vấn đề an ninh lương thực toàn cầu trở nên trầm trọng.
Cả Nga và Ukraine đều nằm trong số các nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới.
Trần Nhung