Theo Gita Gopinath, Phó giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các biện pháp trừng phạt đối với Nga có thể làm suy yếu sự thống trị toàn cầu của đồng đô la Mỹ.
Bài viết liên quan:
- Khối tài sản khổng lồ bị đóng băng của Nga
- Đồng rúp Nga chứng tỏ khả năng chống chịu các cú sốc từ bên ngoài
- Nga cảnh báo phương Tây: Đề án lấy khí đốt bằng đồng rúp là ‘nguyên mẫu’
- SWIFT là gì và nó được sử dụng như thế nào để chống lại Nga?
- Dự trữ nước ngoài khổng lồ của Nga có thể làm chao đảo thị trường tiền tệ quốc tế
“Đồng đô la sẽ vẫn là tiền tệ toàn cầu chính ngay cả trong bối cảnh đó nhưng sự phân mảnh ở mức độ nhỏ hơn chắc chắn là hoàn toàn có thể xảy ra”, Gopinath cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times hôm thứ Tư.
Bà nói thêm rằng một số quốc gia đã đang đàm phán lại về loại tiền tệ mà họ được thanh toán cho giao dịch thương mại. Nga và Ấn Độ hiện đang chuẩn bị một cơ chế đồng rupee cho phép họ giao dịch bằng tiền tệ quốc gia trong khi tránh đồng đô la.
Theo Gopinath, các biện pháp hạn chế triệt để mà các nước phương Tây đưa ra trong bối cảnh Nga đang hoạt động quân sự ở Ukraine có thể dẫn đến sự xuất hiện của các khối tiền tệ nhỏ dựa trên thương mại giữa các nhóm nước riêng lẻ.
Hơn nữa, việc sử dụng các loại tiền tệ khác với đồng đô la hoặc đồng euro trong thương mại toàn cầu sẽ dẫn đến đa dạng hóa hơn nữa tài sản dự trữ do các ngân hàng trung ương quốc gia nắm giữ.
Không Ngộ