Tìm

Khoa học giải thích lý do bao giờ ‘đi cũng lâu hơn về’

  • 07/09/2020 06:28
Ebiz - Trong cuộc sống có lẽ không ít những chuyến đi đã được thực hiện nhưng chiều về bao giờ cảm giác cũng nhanh hơn chiều đi mặc dù quãng đường không đổi, bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao chưa?

Dù quãng đường là như nhau nhưng ai cũng có thể thấy chiều về bao giờ cũng nhanh hơn chiều đi, tại sao lại như thế? Hiệu ứng chuyến về (return trip effect), tên gọi được các nhà khoa học đặt ra để mô ta cho cảm giác quãng đường di chuyển từ điểm về – điểm đến ngắn hơn so với chiều ngược lại.

Đây là cách cơ thể chúng ta đo lường và trải nghiệm thời gian

Đo lường thời gian chứ không phải tính thời gian, con người thường đo lường thời gian dựa theo trí nhớ. Khi ra khỏi nhà, chúng ta thường có kế hoạch về thời gian chúng ta sẽ đến điểm đến. Điều này khiến chúng ta chú ý đến thời gian và kiểm tra đồng hồ thường xuyên hơn, mang lại cảm giác rằng thời gian trôi rất chậm.

Lạc quan về chuyến đi

Khi chúng ta tham gia một cuộc hành trình và cảm thấy hào hứng về điểm đến, điều này đem lại cảm giác mất quá nhiều thời gian để đi đến đó. Còn chiều về, rõ ràng sự hào hứng đã giảm, cảm giác mong đợi, những thứ được vẽ ra trong đầu cũng không còn. Khi đó chúng ta thường bị mệt, muốn nghỉ ngơi và như vậy chuyến về sẽ rất nhanh thôi.

Theo Nghe nhìn