Ảnh NASA
Bài viết liên quan:
- Thế giới bên bờ vực ‘thảm họa’ khi hiện tượng thời tiết cực đoan chồng chất
- Tỷ phú Bezos đề nghị chi ‘hàng tỷ’ USD cho NASA để cùng tham gia sứ mệnh mặt trăng
- Biến đổi khí hậu và những dấu vết ‘hủy diệt’ trên khắp thế giới
- SpaceX của Elon Musk giành được hợp đồng đưa người lên mặt trăng của NASA
- NASA: Nhiều ‘ngôi nhà mới’ có thể thay thế được Trái đất
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change vào tháng 6, các nhà khoa học cho rằng vào những năm 2030, sự dao động của mặt trăng có đủ tác động lên lực hấp dẫn sẽ khiến mực nước biển dâng cao, gia tăng lũ lụt, trong đó có các vùng ven biển trên khắp nước Mỹ. Biến đổi khí hậu đã và đang khiến mực nước biển toàn cầu tăng theo hai cách: nước ấm lên khiến thể tích đại dương mở rộng, sông băng gia tăng và băng tan.
Đối với các thành phố trũng thấp đã phải đối mặt với loại nguy cơ lũ lụt khi “triều cường” dâng cao, nó có thể gây ra thiệt hại đáng kể và đáng lo ngại trong tương lai không xa.
Quản lý của NASA, Bill Nelson cho biết “Sự kết hợp giữa lực hút của mặt trăng, mực nước biển dâng và biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng ngập lụt ven biển trên các đường bờ biển của Mỹ và trên toàn thế giới. Nhóm Thay đổi Mực nước biển của NASA đang cung cấp thông tin quan trọng để chúng tôi có thể lập kế hoạch, bảo vệ và ngăn ngừa thiệt hại đối với môi trường và sinh kế của người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt”.
Các nhà khoa học đã xác định được các điểm tới hạn bằng cách nghiên cứu các vị trí đo thủy triều ở vùng ven biển nước Mỹ (ngoại trừ Alaska). Sử dụng các kịch bản nước biển dâng và ngưỡng lũ hiện có của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, họ có thể tạo ra một khung thống kê dự kiến các kịch bản có thể xảy ra trong vòng 60 năm tới.
Điều này sẽ giúp thu hẹp các mốc thời gian có khả năng xảy ra lũ lụt lớn và giúp xác định khả năng lũ lụt có thể xảy ra vào các tháng khác nhau trong năm. Những thông tin như thế này có thể rất quan trọng đối với người dân ven biển và các nhà quy hoạch.
Nhưng mặt trăng lung lay có liên quan gì đến điều này? Các nhà khoa học khí hậu đã cảnh báo rằng mực nước biển toàn cầu đang tăng, và sẽ tiếp tục tăng trong một thời gian khá dài. Làm thế nào để sự chao đảo thay đổi những gì đã xảy ra?
Các nhà khoa học đã thực sự biết về sự dao động đó trong nhiều thế kỷ, nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1728 – tuy nhiên vấn đề là mực nước biển đã dâng cao đến mức mà bây giờ chúng ta phải xem xét chu kỳ thủy triều hiện tại của mặt trăng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến toàn cầu.
Các chuyên gia đã chia quỹ đạo của mặt trăng thành hai nửa trong vòng 18,6 năm, hay còn gọi là chu kỳ thủy triều. Trong thời gian của nửa đầu, thủy triều trên Trái đất bị triệt tiêu, với thủy triều cao thấp hơn mức trung bình và thủy triều thấp cao hơn mức trung bình – một loại hiệu ứng “gặp nhau ở giữa”. Tuy nhiên, đối với nửa còn lại, hiệu ứng lại bị đảo ngược. Thủy triều được khuếch đại: Thủy triều lên cao hơn và thủy triều thấp sẽ thấp hơn.
Vấn đề là vào những năm 2030, khi mực nước biển dự kiến sẽ tăng lên đáng kể, Trái đất sẽ ở trong phần khuếch đại của chu kỳ thủy triều. Triều cường sẽ dâng cao hơn bao giờ hết, khiến lũ lụt trên các đường bờ biển gia tăng đáng kể.
Với mô hình dự báo mới này, các nhà khoa học có thể thu hẹp thời gian và địa điểm những trận lũ lụt này có khả năng xảy ra cao nhất – và có khả năng cứu sống cả sinh mạng và sinh kế trong quá trình này.
Đức Minh
Theo Cnet