Ảnh Harrison Schmitt/Christie’s
Bài viết liên quan:
- Vệ tinh chết của NASA trở về Trái đất sau 38 năm
- Thế giới xác sống: 5 hành tinh ma quái quay quanh những ngôi sao chết
- Mặt trời ‘mỉm cười’ trông thật đáng yêu, nhưng nó cũng rất ‘nhẫn tâm’
- Liệu một cơn bão mặt trời mạnh có thể quét sạch Internet?
- NASA: Sứ mệnh của DART đã thành công khi đâm vào một tiểu hành tinh
Một nghiên cứu mới đã tiết lộ Mặt trời hiện có thể được coi là nguồn cung cấp nước chính trên Trái đất.
Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Đại học Glasgow đứng đầu, họ cho rằng bức xạ mặt trời có thể đã tạo ra nước trên bề mặt của các hạt bụi mang trên các tiểu hành tinh đã đập vào hành tinh của chúng ta hàng tỷ năm trước.
Phil Bland, một giáo sư tại Đại học Curtin và là một trong những nhà khoa học tham gia nghiên cứu, đề cập đến một lý thuyết hiện có rằng “nước được đưa đến Trái đất trong giai đoạn cuối của quá trình hình thành trên tiểu hành tinh loại C”.
Ông giải thích trong một tuyên bố rằng thử nghiệm trước đó về “dấu vân tay đồng vị” của các tiểu hành tinh này cho thấy trung bình, chúng không khớp với nước được tìm thấy trên Trái đất, nghĩa là có ít nhất một nguồn khác chưa được thống kê”.
Giáo sư nói thêm rằng nghiên cứu mới nhất của họ “cho thấy gió mặt trời tạo ra nước trên bề mặt của các hạt bụi nhỏ và nước nhẹ hơn đồng vị này có thể cung cấp phần còn lại của nước trên Trái đất”.
“Lý thuyết gió mặt trời mới này dựa trên sự phân tích tỉ mỉ từng nguyên tử của các mảnh vụn cực nhỏ của một tiểu hành tinh gần Trái đất loại S được gọi là Itokawa, các mẫu được tàu thăm dò vũ trụ Nhật Bản Hayabusa thu thập và trở về Trái đất vào năm 2010”, Bland nói.
Các nhà khoa học tin rằng lý thuyết mới của họ liên quan đến nguồn gốc của nước trên Trái đất có thể giúp các phi hành gia xử lý nguồn cung cấp nước ngọt “trực tiếp từ bụi trên bề mặt hành tinh”, bao gồm cả nước trên Mặt trăng.
Đức Minh
Theo Sputnik