Tìm

Nhà đầu tư nên chủ động chốt lời ngắn hạn

  • 02/08/2021 02:43
Ebiz - Trong tuần giao dịch trước, thị trường đã giữ vững sau khi retest ngưỡng 1,200, tuần này thị trường được ủng hộ từ việc các doanh nghiệp báo cáo kết quả quý II/2021 khả quan, dòng tiền giải ngân từ quỹ Fubon cũng như bật lại từ ngưỡng tâm lý 1,200 điểm và sau khi đã tạo “mô hình 3 quạ đen”.

Tuy nhiên, thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức yếu và các KQKD quý II/2021 đã phản ảnh vào giá cổ phiếu nên hầu hết các doanh nghiệp lớn có biến động giá không đáng kể.

Nhà đầu tư có thể tham khảo các danh mục có hiệu quả tương đối tốt trong tuần:

Nguồn MBS online

 

Các nhóm cổ phiếu đang được chú ý hiện nay là nhóm tiêu dùng bán lẻ, đặc biệt là các công ty đã chuyển đổi số thành công và đang nắm được chuỗi phân phối, nhóm hàng hóa (phân đạm, dầu khí). Về cơ bản đây không phải là các nhóm cổ phiếu có thể dẫn dắt và tạo đà cho thị trường chung.

Theo kịch bản từ các đợt điều chỉnh trước, thị trường sẽ hướng tới vùng MA50 (tương đương 1,337 điểm) và retest ngưỡng kháng cự này. Thị trường chỉ có thể đi tiếp nếu thanh khoản trở lại và nhóm cổ phiếu dẫn dắt như Ngân hàng, Vật liệu xây dựng, Bất động sản thu hút được dòng tiền. Nhà đầu tư đã bắt đáy thành công có thể chủ động chốt lời danh mục và chờ sự tham gia của dòng tiền mới.

Thị trường đã tìm được đáy ngắn hạn và đang kiểm nghiệm MA50

Cập nhật diễn biến thị trường

Thị trường thế giới: Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm điểm trên diện rộng khi khép lại tuần cuối tháng 7 dưới áp lực giảm mạnh từ các thị trường chứng Châu Á trước ảnh hưởng từ làn sóng biến chủng Delta của Covid-19 lan rộng và áp lực bán tháo cổ phiếu giáo dục, công nghệ của Trung Quốc.

Trong khi đó chứng khoán châu Âu tiếp tục duy trì đà tăng trong tháng 7 để nối dài chuỗi tăng sang tháng thứ 6 liên tiếp. Trên thị trường Mỹ, mặc dù để mất điểm ở tuần cuối tháng 7 nhưng chỉ số S&P500 vẫn chốt tháng 7 với mức tăng 2,3% và kéo dài mạch tăng sang tháng thứ 6 liên tiếp.

Thị trường chứng khoán trong nước khép lại tháng 7 bằng tuần tăng 3,2% để lấy lại ngưỡng 1.300 điểm, cắt mạch giảm liền 3 tuần trước đó. Mặc dù có tuần tăng điểm cuối tháng 7 và lọt vào Top các thị trường có mức tăng mạnh nhất nhưng chỉ số VN-Index vẫn sụt 7% trong tháng 7 ghi nhận tháng giảm đầu tiên sau 5 tháng tăng liền mạch.

Dòng tiền tuần qua giảm với giá trị khớp lệnh bình quân trên sàn HSX đạt 15.321 tỷ đồng, giảm 7% so với tuần trước đó, tuy vậy thanh khoản đã cải thiện trở lại vào 2 phiên tăng khá rực rỡ cuối tuần. Tổng GTGD bình quân 3 sàn đạt 24.413 tỷ đồng trong tháng 7 giảm 18% so với mức trung bình của tháng 6.

Dòng vốn ngoại mua ròng trở lại trong tuần cuối tháng 7 với giá trị mua ròng 653 tỷ đồng. Tuy vậy vẫn bán ròng thông qua khớp lệnh đạt 274 tỷ đồng. Kể từ đầu năm, khối ngoại bán ròng trên sàn HSX 24.978 tỷ đồng, trong đó bán ròng thông qua khớp lệnh 38.568 tỷ đồng và mua ròng thông qua thỏa thuận 13.284 tỷ đồng.

Kịch bản giao dịch

Về kỹ thuật, Nếu như trong các làn sóng điều chỉnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trước đây, tín hiệu tạo đáy và bước vào trend tăng tiếp theo cần đạt được hai điều kiện đó là: 1) thanh khoản cần duy trì tăng tích cực; 2) Chỉ số Vn-Index cần vượt qua đường trung bình động MA50 ngày. Bởi vậy, vẫn cần theo dõi thêm việc kiểm nghiệm các vùng kháng cự MA50 ngày của VN-Index trong tuần tới để có chiến lược giao dịch hợp lý.

Kịch bản Tích cực: VN-Index từ 1337 – 1375 (Xác suất 20%) thanh khoản phục hồi trở lại nền giao dịch ở mức cao (khoảng 18 -20 nghìn tỷ/phiên) ở các phiên kế tiếp, nhịp phục hồi có khả năng tiếp tục được mở rộng qua ngưỡng MA50. Hiện các mô hình kỹ thuật (theo đồ thị ngày) đang có sự đồng thuật về triển vọng của một nhịp phục hồi ngắn hạn.

Kịch bản Cơ sở: VN-Index từ 1280 – 1337 điểm (Xác suất 70%) nếu thanh khoản phục hồi chậm theo hướng đi ngang hoặc giảm nhẹ thì khả năng VN-Index vẫn chỉ dao động trên vùng đáy kỹ thuật vừa được thiết lập và kháng cự MA50 ngày. Tương đương với vùng dao động 1.280 – 1.337 nằm trong khoảng giữa MA100 và MA50 với các nhịp rung lắc và chốt lời lượng hàng bắt đáy về tài khoản có thể diễn ra.

Kịch bản thận trọng: VN-Index từ 1200 – 1280 điểm (Xác suất 10%)

Nếu vùng đáy ngắn hạn bị xuyên thủng, thị trường có khả năng retest ngưỡng tâm lý 1.200 điểm, đây cũng là ngưỡng hỗ trợ trong xu hướng tăng kéo dài hơn 15 tháng vừa qua (kể từ cuối tháng 3 năm ngoái).

Đức Minh

Theo MBS