Một cây cần sa hoang dã mọc giữa đồng cỏ ở tỉnh Thanh Hải, miền Trung Trung Quốc. Ảnh: Guangpeng Ren/Science
Bài viết liên quan:
- Liệu một cơn bão mặt trời mạnh có thể quét sạch Internet?
- Tại sao bầu trời, đại dương có màu xanh lam? Câu trả lời là đây
- Mẩu kẹo cao su cổ xưa cung cấp những hiểu biết đáng ngạc nhiên về bộ gen con người
- Các nhà khoa học chia sẻ những ‘bí ẩn’ thú vị bên trong sao Hỏa
- Cuộc đua không gian của các tỷ phú, và chuyện du lịch vũ trụ chỉ là ‘thú vui của giới nhà giàu’
Nghiên cứu được xem là lớn nhất từ trước đến nay trong toàn bộ bộ gen của cây Cần sa, bổ sung thêm 82 bộ gen vào 28 bộ đã được giải trình tự, cho thấy rằng Cần sa có lẽ đã được thuần hóa lần đầu tiên vào thời kỳ đồ đá mới ở khu vực Trung Quốc hiện đại gần biên giới với Kazakhstan và Kyrgyzstan, và từ đó lan rộng thành các giống khác nhau trên khắp thế giới.
Luca Fumagalli, một nhà di truyền học tại Đại học Lausanne ở Thụy Sĩ, đã xác định một “loại cơ bản” của cây cần sa từ phía tây bắc Trung Quốc mà trước đây chưa được biết đến.
Cũng bởi sự phổ biến của nó hiện nay mà giới khoa học đã có nhiều tranh luận về nguồn gốc của nó, và các đề xuất về nguồn gốc cây Cần sa bao gồm Tây Á, Trung Á và miền bắc Trung Quốc, trong đó tập trung nhấn mạnh ở Trung Á.
Tuy nhiên, thông qua phân tích bộ gen, nghiên cứu chỉ ra rằng cây cần sa từ Trung Á thuộc “loại cây gai dầu” có nghĩa chúng là những cây cao, không phân nhánh với thân giàu cellulose, rất thích hợp để sản xuất sợi như làm dây thừng và dệt may. Chúng không phải là loại được gọi là cơ bản, phù hợp cho cả sản xuất chất xơ và tạo ra các hiệu ứng thần kinh.
Bên cạnh đó, các nhà sinh vật học cũng xác định có hai loài cần sa khác nhau, gồm Cannabis indica và Cannabis busyralis, đây là các loài phụ của một loài duy nhất trong chi Cannabis sativa vốn đã được thuần hóa sớm hơn khoảng 12.000 năm trước.
Thời đại đó được khẳng định bằng bằng chứng khảo cổ học, bao gồm dấu vết của hạt cần sa cổ đại được tìm thấy trong đồ gốm từ thời đó ở miền nam Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.
Nhà di truyền học Fumagalli, cho biết nghiên cứu di truyền đã khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng tất cả các cây cần sa còn sống ngày nay đều có nguồn gốc từ những cây đã được thuần hóa ở vùng nguyên thủy, và những sinh vật sinh trưởng hoang dã của dòng họ Cần sa Sativa có thể đã tuyệt chủng.
Theo nghiên cứu, các loại cần sa khác nhau sẽ bắt đầu khác biệt với loại cơ bản sau khi nó được thuần hóa, và nghiên cứu cũng cho thấy loại cây gai dầu đã trở nên nổi bật với khoảng 4.000 năm trước, có lẽ là khi con người bắt đầu chọn cây để sản xuất sợi.
Các chủng cần sa kiểu gai dầu hiện nay mọc hoang khắp châu Âu, Trung Á và một số vùng phía bắc Trung Quốc. Các chủng cần sa hiện nay được trồng thương mại để làm ma túy là chủng cần sa hoang dã hiện đang phát triển trong tự nhiên khắp Nam và Đông Nam Á, nơi mà cần sa dường như đã được trồng trong vài nghìn năm qua.
Giới nghiên cứu lưu ý rằng cần sa từ lâu đã được coi là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng cho hàng dệt may cũng như nguồn cung cấp dược phẩm và thuốc giải trí, nhưng lịch sử thuần hóa của nó rất khó xác định, bởi những hạn chế pháp lý và việc bí mật lai tạo để tinh chất ma túy.
Tuy nhiên, nghiên cứu di truyền mới này như một nguồn lực nhằm phục vụ cho nghiên cứu y tế và nông nghiệp về cần sa. Kết quả của nghiên cứu này đã thêm một dòng bằng chứng khác cho thấy tầm quan trọng của thuần hóa, trong lịch sử thuần hóa giống cây trồng.
Đức Minh
Theo Science Advances