Hình minh họa. Ảnh: Getty Images/Andrey Kalinin
Bài viết liên quan:
- Việt Nam: Ngành bán lẻ có dấu hiệu phục hồi
- ‘Mua trước, trả sau’ trở thành phương thức thanh toán ư thích ở Đông Nam Á
- Nhật Bản, Hà Lan cùng Mỹ hạn chế xuất khẩu thiết bị chip sang Trung Quốc
- Qatar: Thị trường khí đốt sẽ không ổn định trong nhiều năm
- Goldman Sachs: Giá dầu có thể tăng trên 100 đô la trong năm nay
Nga, nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới, đã xoay sở để ngăn cản nỗ lực do phương Tây hậu thuẫn nhằm ngăn đá quý của nước này được bán trên thị trường toàn cầu, Reuters đưa tin hôm thứ Năm, trích dẫn các bức thư mới được công bố.
Đề xuất được Ukraine, EU, Australia, Anh, Canada và Hoa Kỳ ủng hộ, nhằm mở rộng định nghĩa về kim cương xung đột, được sử dụng bởi Hệ thống Chứng nhận Quy trình Kimberley (KPCS).
Các đồng minh phương Tây được cho là đang có kế hoạch đưa vấn đề này ra thảo luận tại một cuộc họp sắp tới ở Botswana từ ngày 20 đến 24/6.
KPCS được Liên hợp quốc thành lập vào năm 2003 “để đảm bảo rằng việc mua kim cương không phải là nguồn tài chính cho bạo lực bởi các phong trào nổi dậy và các đồng minh của họ đang tìm cách phá hoại các chính phủ hợp pháp”.
Kế hoạch, được thiết kế để loại bỏ buôn bán cái gọi là “kim cương máu”, được thành lập trong bối cảnh các cuộc nội chiến tàn khốc ở Angola, Sierra Leone và Liberia, vốn chủ yếu được tài trợ bởi hoạt động buôn bán kim cương bất hợp pháp. Việc chính thức ghi nhãn đá quý của Nga là “kim cương xung đột” sẽ đòi hỏi phải mở rộng định nghĩa.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh các lệnh trừng phạt chưa từng có đối với Nga về hoạt động quân sự của nước này ở Ukraine. Mỹ và Anh đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Alrosa của Nga, nhà sản xuất kim cương thô lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 30% sản lượng toàn cầu vào năm 2021.
Dự thảo chương trình ngày 20 tháng 5 được cho là bao gồm một khoảng thời gian dài một giờ để thảo luận về vấn đề này, nhưng mục này đã bị xóa sau sự phản đối của Nga, Belarus, Cộng hòa Trung Phi, Kyrgyzstan và Mali.
Jacob Thamage, chủ tịch Quy trình Kimberley của Botswana, đã nói với những người tham gia, bao gồm 85 quốc gia, đại diện ngành và các tổ chức xã hội dân sự: “Chúng tôi thấy mình đang rơi vào bế tắc”.
Không Ngộ