Theo Ngân hàng Trung ương Nga, nền kinh tế thế giới có thể bước vào một kịch bản khủng hoảng do cả việc gia tăng nợ toàn cầu của các quốc gia và số lượng các công ty có tiềm lực tài chính yếu kém ngày càng tăng.
Trong dự thảo Hướng dẫn chính sách tiền tệ được Ngân hàng Trung Nga công bố hôm thứ Tư, ngân hàng đã phát triển bốn kịch bản riêng biệt cho tương lai gần, đến năm 2024. Theo kịch bản được gọi là ‘đường cơ sở’, suy thoái sẽ tránh được khi các quốc gia đạt được mục tiêu vắc xin và các nền kinh tế tiên tiến chuyển sang bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Bài viết liên quan:
- Cuộc chiến Nga-Ukraine có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu?
- Thu lợi nghìn tỷ, ngân hàng ‘ép’ khách mua bảo hiểm
- ‘Mua trước, trả sau’ trở thành phương thức thanh toán ư thích ở Đông Nam Á
- Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ báo cáo khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử 116 năm
- Bitcoin sụp đổ, thị trường tiền điện tử như chảo lửa
Tuy nhiên, ba tình huống có thể xảy ra khác vẽ nên một bức tranh rõ ràng hơn.
Trong trường hợp đầu tiên, đại dịch trở nên tồi tệ hơn gây ra sự sụp đổ kinh tế trên toàn thế giới.
Trường hợp thứ hai, đại dịch được cải thiện, nhưng các vấn đề tích tụ trong đại dịch làm xấu đi tình hình kinh tế đáng kể gây ra sự gia tăng lạm phát.
Thứ ba, việc bình thường hóa chính sách tiền tệ của các nền kinh tế tiên tiến đi kèm với sự biến động không ổn định trên thị trường tài chính, gây ra sự thiếu tin tưởng đối với các nhà đầu tư. Theo Ngân hàng Nga, đây là tình huống tồi tệ nhất trong ba kịch bản tiêu cực.
Nền kinh tế Nga đang chịu lạm phát cao, hiện đang ở mức 6,5% và được cho là đã ảnh hưởng đáng kể đến mức sống ở nước này trước cuộc bầu cử quốc hội sắp tới.
Vào tháng 7, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina tiết lộ rằng tổ chức này sẽ tăng lãi suất để phù hợp với lãi suất cơ bản của nó với tỷ lệ lạm phát hàng năm 6,5% nhằm khuyến khích tiết kiệm và không khuyến khích vay nợ. Ngân hàng mong muốn đưa con số này xuống mức mục tiêu được công bố rộng rãi là 4%.
Nguyên Cát
Theo RT News