Một loạt các thảm họa liên quan đến khí hậu trên toàn thế giới có thể sẽ thúc đẩy các cuộc thảo luận về tài trợ khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc sắp tới.
Phát biểu trước thềm Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 27 (COP27), sẽ diễn ra tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập vào ngày 6-18 tháng 11, Giám đốc Tin tức về Môi trường và Khí hậu của hãng tin AP (Associated Press) Peter Prengaman cho rằng: “Để các quốc gia giàu có trả tiền dưới một số hình thức cho các quốc gia đang phát triển để giúp giảm thiểu và thích ứng” trong bối cảnh diễn biến khí hậu ngày càng khó lường.
Theo Prengaman, trong bối cảnh hàng nghìn sinh mạng đã mất trong năm qua và thiệt hại nghiêm trọng bởi các thảm họa ngày càng trở nên dữ dội và thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu, thì khoản tài trợ 100 tỷ USD cho khí hậu mà các quốc gia phát triển cam kết dành cho các nền kinh tế đang phát triển có thể được kỳ vọng sẽ đứng đầu chương trình nghị sự ở COP 27.
“Đó không phải là một ý tưởng mới”, Prengaman nói thêm, “Nhưng tất cả các cuộc khủng hoảng mà chúng ta đã thấy, tất cả các sự kiện thời tiết, những thứ như Pakistan, những gì đã xảy ra ở đó, tôi nghĩ nó thực sự làm tăng động lực để nói về vấn đề này”.
Theo thông tin từ chính phủ Pakistan, lũ lụt từ những trận mưa chưa từng có ở nước này vào mùa hè qua đã làm ngập một phần ba đất nước, giết chết hơn 1.700 người và gây thiệt hại khoảng 40 tỷ USD.
Mưa liên tục và lũ lụt hoành hành đã phá hủy một phần lớn cơ sở hạ tầng và đất nông nghiệp của đất nước, bao gồm hàng trăm nghìn ngôi nhà, đường sá và cầu cống, cuốn trôi hơn 750.000 động vật và che phủ khoảng 45% diện tích đất trồng trọt, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh lương thực.
Tại miền Trung của Việt Nam vừa qua, mưa lũ và lụt lội đã khiến phá hủy nhiều hệ thống hạ tầng đường sá, trường học, nhà cửa của người dân, cây trồng vật nuôi cũng chịu những thiệt hại nặng nề. Thiệt hại sau những trận lũ lụt mỗi năm cướp đi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng cho khu vực và đất nước.
Ông Prengaman cho biết các cuộc thảo luận lâu dài về khủng hoảng khí hậu có thể đạt đến mức độ quan trọng và “nhiều cuộc thảo luận về mất mát, thiệt hại” do tác động của biến đổi khí hậu cũng có thể được thảo luận nhiều tại COP 27.
Chuyện về nhiên liệu hóa thạch
Vấn đề loại bỏ dần việc sử dụng than (hoặc các nhiên liệu hóa thạch) cũng có khả năng được đưa ra bàn thảo luận.
Nhấn mạnh sự cần thiết của Trung Quốc và Ấn Độ, những quốc gia sử dụng nhiều than đá nhất, tham gia vào các cuộc thảo luận này, Prengaman nói: “Than luôn là trọng tâm và tôi nghĩ Ấn Độ và Trung Quốc sẽ có nhiều điều để nói về nó”.
Ông nói: Các công ty khí đốt và dầu mỏ đang trở nên sẵn sàng hơn khi “trở thành một phần của cuộc thảo luận về quá trình chuyển đổi và lập luận rằng họ là một phần của quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch”.
“Vì vậy, chúng ta sẽ thấy rất nhiều người không chỉ vận động hành lang cho dầu và khí đốt mà còn… cố gắng đảm bảo rằng họ được ngồi chung bàn”, ông Prengaman chia sẻ.
Đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch là cần thiết
Đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi xanh, đầu tư nhiều vào năng lượng xanh, vào nghiên cứu và vào các chính sách thực sự sẽ giúp chúng ta sớm đạt được điều đó.
Tuy nhiên, mọi thứ vẫn cần quá trình. Chúng ta là một xã hội cần dầu và khí đốt. Ở tại thời điểm này, chúng ta không thể có một xã hội hiện đại vận hành chỉ với năng lượng tái tạo cho đến khi năng lượng tái tạo có thể cung cấp nhiều hơn. Song, việc tăng tốc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng xanh hơn vẫn là hết sức cần thiết, đó là con đường phía trước mà có thể chúng ta đang đồng hành.
Thực tế, con đường năng lượng xanh hẵn không phải là một ý tưởng mới. Đây là điều các chính phủ cũng như rất nhiều nhà từ thiện đã nói đến từ lâu, họ đang thực sự cố gắng giúp đưa năng lượng xanh lên một tầm cao mới để chúng thực sự là một nguồn năng lượng cho thế giới.
Theo Prengaman tại hội nghị lần này, năng lượng hạt nhân được coi là một nguồn năng lượng sạch, và nó được tái khởi động lại từ cuộc khủng hoảng năng lượng do chiến tranh Nga-Ukraine gây ra, đặc biệt là ở châu Âu, năng lượng hạt nhân sẽ được đánh giá là một giải pháp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.
Bất chấp việc còn nhiều tranh cãi, nhưng chúng tôi nghĩ khi chúng ta tiến gần hơn đến năm 2030, 2050 và một số mục tiêu mà các công ty, quốc gia đã thực hiện để giảm phát thải, hạt nhân ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Trước thềm Hội nghị COP27 vào tháng 11 tới, một báo cáo mới của Liên hợp quốc đã cảnh báo rằng: những nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính vẫn chưa đủ để hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này và có thể khiến thế giới nóng lên khoảng 2,5 độ C vào cuối thế kỷ.
Ông Simon Stiell, thư ký điều hành về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc cho biết: “Xu hướng giảm phát thải dự kiến vào năm 2030 cho thấy các quốc gia đã đạt được một số tiến bộ trong năm nay. Nhưng khoa học đã rõ ràng và các mục tiêu khí hậu của chúng ta theo Thỏa thuận Paris cũng vậy”.
“Chúng ta vẫn chưa đạt tới quy mô và tốc độ giảm phát thải cần thiết để đưa chúng ta đi đúng hướng với thế giới 1,5 độ C.
Trần Nhung