SCB là một trong 3 ngân hàng còn lại chưa niêm yết lên sàn chứng khoán
Bài viết liên quan:
- Vi phạm công bố thông tin, 2 nhà đầu tư bị phạt 100 triệu đồng
- Thu lợi nghìn tỷ, ngân hàng ‘ép’ khách mua bảo hiểm
- ‘Mua trước, trả sau’ trở thành phương thức thanh toán ư thích ở Đông Nam Á
- Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ báo cáo khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử 116 năm
- Bitcoin sụp đổ, thị trường tiền điện tử như chảo lửa
Theo đó, SCB bị phạt tiền 85 triệu đồng vì không không báo cáo UBCKNN đối với Nghị quyết HĐQT thông qua việc điều chỉnh phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán ra công chúng năm 2021 và báo cáo tài chính (BCTC) bán niên năm 2020 đã soát xét.
Ngoài ra, Ngân hàng báo cáo UBCKNN không đúng thời hạn đối với: Báo cáo thường niên 2019, BCTC quý 4/2019 riêng và hợp nhất, BCTC riêng quý 4/2020.
Vừa qua, SCB thông báo đã bán gần 479 triệu cp cho cổ đông hiện hữu, chiếm 96% số lượng cố phiếu đăng ký chào bán, tương đương tổng giá trị vốn huy động là gần 4.790 tỷ đồng. Số cổ phiếu còn lại chưa chào bán hết là hơn 21 triệu đơn vị.
Trước đó, SCB cho biết, mục đích đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu lần này là bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, tập trung vào đầu tư tài sản cố định, hiện đại hóa công nghệ thông tin và đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở các chi nhánh.
Được biết, SCB được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ từ hồi tháng 2 vừa qua, với mức vốn điều lệ sau khi tăng tối đa là hơn 20.231 tỷ đồng.
SCB là một trong 3 ngân hàng chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. ĐHCĐ bất thường của SCB hồi cuối năm 2020 đã thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ của ngân hàng này thêm 15.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030, đồng thời niêm yết cổ phiếu SCB lên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) chậm nhất là năm 2025.
Hiện SCB cũng chưa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 và năm 2021.
Đức Minh
Theo Đầu tư online