Ebiz – Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rõ ràng có mối quan tâm đến việc ngăn chặn thông tin sai lệch về coronavirus và việc tham gia vào một ứng dụng công nghệ để chống lại điều đó cũng là điều dễ hiểu, tuy nhiên đây là điều mà trước đây tổ chức này chưa từng cân nhắc.
WHO đã tham gia TikTok với các video đầu tiên từ tổ chức này, điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi mà ý tưởng này nhằm mục đích vừa giảm nguy cơ lây lan Covid-19.
Bài viết liên quan:
- Có hơn 86.000 người nhiễm trên toàn cầu, hơn 2.900 ca tử vong do virus
- Apple đối mặt với vụ kiện AirPods sau cáo buộc gây tổn hại thính giác
- Elon Musk đặt mục tiêu nâng doanh thu của Twitter lên 26,4 tỷ USD vào năm 2028
- Tỷ phú Elon Musk chính thức tiếp quản Twitter với giá 44 tỷ USD
- Twitter cởi mở hơn với Elon Musk sau gói thầu 43 tỷ USD
Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, vẫn chưa có bằng chứng nào về việc virus này lây lan tự do trong cộng đồng, nhưng việc giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho cộng đồng trong những đợt bùng phát này là cần thiết cũng như giảm bớt tổn thương cho họ. Đó là lý do tại sao WHO đầu tiên tìm đến với TikTok. Đây cũng là cách để tổ chức y tế công cộng của Liên Hợp Quốc chứng minh những gì người bình thường có thể làm để giúp bảo vệ bản thân khỏi virus Covid-19.
Đại diện WHO giải thích cách bạn có thể bảo vệ bản thân và những người khác chống lại virus, cách sử dụng khẩu trang và bạn có cần đeo khẩu trang ngay từ đầu hay không – đặc biệt, WHO nhấn mạnh rằng bạn không cần đeo khẩu trang nếu bạn không gặp các triệu chứng.

Link xem nội dung video của WHO trên Tiktoks: https://www.tiktok.com/@who/video/6798585004302683398
Các clip sẽ không cạnh tranh với các hướng dẫn khiêu vũ mới nhất hoặc các clip bình luận chính trị về mặt phong cách, nhưng chúng dường như đang thu hút khán giả. Video ban đầu của WHO đã có hơn 6,5 triệu lượt xem sau khi nội dung video được đăng tải, trong khi video thứ hai có hơn 252.000 lượt.
Trang tin Gizmodo lưu ý rằng đây không phải là những tổ chức đầu tiên trên toàn thế giới sử dụng TikTok để chống lại thông tin sai lệch, trước đó đã có Hội Chữ thập đỏ và Unicef đã sử dụng công nghệ trực tuyến để thông tin về các hoạt động của mình.
Tuy nhiên, điều quan trọng là WHO đã cố gắng tham gia mạng xã hội ngay từ đầu. Không chỉ là TikTok đại diện cho một lượng lớn khán giả trực tuyến – mà đã có những ví dụ về người dùng TikTok tuyên bố sai về việc bị lây nhiễm hoặc lan truyền sự hoảng loạn. Trong khi TikTok cho biết họ cung cấp quyền truy cập nhanh vào “tài nguyên đáng tin cậy” (bao gồm cả WHO) cho những người tìm kiếm hashtag coronavirus, sự hiện diện của WHO có thể rất quan trọng để cung cấp các thông tin đáng tin cậy cho cộng đồng.
Bùi Đạt